Tại sao rất khó để thành viên rời bỏ khỏi tổ chức hội thánh ĐCT mẹ

Gia đình và bạn bè của những người đang đi theo hội ĐCT mẹ thường không thể hiểu được tại sao người thân họ tham gia tổ chức cuồng giáo này. Càng khó hiểu hơn khi thấy nạn nhân không chịu rời bỏ nó, ngay cả khi đã được nhận ra nhiều thứ mâu thuẫn trong giáo lý, hành động, và sự chỉ dẫn của hội. Vậy thì đâu là lý do khiến cho việc từ bỏ thứ tôn giáo đa cấp này lại khó khăn đến vậy?

Chuyên gia về cuồng giáo Margaret Singer trong cuốn sách “Cults In Our Midst” (Cuồng giáo trong chúng ta) giải thích lý do tại sao thành viên của các tổ chức kiểm soát, hủy hoại tâm trí này lại khó rời bỏ.
Những người đang bóc lột đức tin, cuộc sống của những thành viên hội ĐCT mẹ
Sau đây là những lý do mà Margaret Singer đã đề cập tới, được đặt vào trải nghiệm của tôi và những người khác trong thời gian chúng tôi còn ở Siôn, thờ lạy “cha mẹ”.

Sự lừa dối trong quá trình truyền đạo
Những người truyền đạo của hội ĐCT (dũng sĩ Ghê Đê Ôn) thường cố gắng truyền đạo (tìm thêm nhiều anh chị em khác) bằng cách lôi kéo người thân, bạn bè, hay đi theo nhóm 2, 3 người tới công viên, trường học, bệnh viện, bến xe. Họ còn tích cực tham gia những nhóm như lái xe Grab để tuyền thêm người từ các đồng nghiệp. 

Bắt đầu câu chuyện thường là những câu hỏi như “bạn có muốn tránh khỏi tai vạ?” “bạn có biết Kinh Thánh cuốn sách quyền lực nhất thế giới?” rồi “bạn có biết Đức Chúa Trời mẹ không?”. Thế nhưng, không bao giờ họ nói “ĐCT mẹ” của họ là một người phụ nữ đang sống ở Hàn Quốc tên là Jang Gil-jah. Những thành viên trong hội thánh này cũng né tránh những câu hỏi của thành viên mới như An Xang Hồng và Jang Gil-jah là ai. Câu trả lời đánh trống lảng quen thuộc của họ luôn là: “Đừng quan tâm về điều đó, anh em (chị em) học hết 10 bài đi đã …” Điều thú vị nhất là những “bài” liên quan đến An Xang Hồng và Jang Gil-jah luôn được dạy sau cùng.

Khiến cơ thể suy nhược

Những thành viên của hội ĐCT phải dành nhiều thời gian ở Siôn hay đi truyền đạo, phải cam kết tin theo lời của hội kể cả những lời khó tin (ví dụ năm nay là tận thế, hay hỏa hoạn khắp nơi là do ĐCT trời). Họ chịu những áp lực tâm lý (ví dụ nhóm trưởng bảo rằng: chị em làm như vậy không làm như kia là sẽ không đẹp lòng cha mẹ đâu), xung đột bên trong tâm trí, tư tưởng (ví dụ bố mẹ ruột thịt của mình cũng chỉ là anh em, thai nhi chưa sinh ra cũng chỉ là cục đất). Những lý do này luôn làm cho thành viên của hội cảm thấy kiệt sức và suy nhược. (Cái này ai từng vào rồi ra chắc chắn biết rõ, chính bản thân tôi trong thời gian còn theo, đầu óc luôn quay cuồng, không làm được việc gì). 

Áp lực là rất lớn trên những thành viên mới khi cố gắng hoàn thành những “bài” cơ bản. Thành viên mới sẽ bị ép một cách từ từ, để dành nhiều thời gian hơn với “người chăm sóc” để học. Khi đã học được những điều cơ bản và được qua một khóa đào tạo truyền đạo, những “dũng sĩ Ghê Đê Ôn” mới sẽ tiếp tục phải ra ngoài và “kết thêm trái“. Những người truyền đạo thì luôn sợ không đạt yêu cầu (bị yêu cầu phải truyền đạo sốt sắng, vâng phục tuyệt đối lời của mẹ), nên thời gian dành cho hội ngày càng tăng thêm. Họ sẽ phải chọn giữa hội ĐCT mẹ hay là việc đi học, nghề nghiệp, hôn nhân, thời gian cho người thân, bạn bè... Nhóm trưởng luôn đặt ra câu hỏi như “Thứ gì quan trọng hơn? Sự sống đời đời hay cuộc sống xác thịt? Mẹ linh hồn hay mẹ xác thịt? Anh chị em trên nước thiên đàng hay anh chị em xác thịt?” Đây là cách rất hiệu quả để buộc thành viên mới lựa chọn ưu tiên hội, thay vì gia đình, người thân hay công việc cá nhân.

Gây cảm giá sợ hãi, lo lắng về cái chết, về tận thế

Đây là phần tôi muốn nhấn mạnh vì thực sự như bản thân mình theo bởi mình sợ. Khi bạn theo hội họ sẽ cam kết bạn được bảo vệ khỏi thiên tai, tai nạn, tận thế, nếu tham dự “lễ vượt qua” và những lễ trọng thể khác. Và hội sẽ đe dọa những thành viên có ý định rời bỏ: “những người rời bỏ đã bị chết về phần linh hồn”, sẽ bị “đốt trong lửa đị ngục đời đời”, sẽ “không được bảo vệ khỏi tại họa” hay sẽ “gặp một vụ tai nạn giao thong khủng khiếp” hoặc “bị ốm nặng”. Khi nghĩ đến việc rời khỏi hội, người ta sẽ lo sợ về những điều này. Những lời đe dọa đó là quá đủ để giữ các nạn nhân tiếp tục làm tù nhân cho tổ chức cuồng giáo. Nếu bạn may mắn chưa trở thành thành viên của tổ chức này, bạn cũng vẫn có thể bị sợ khi gặp những video, thông tin về tai nạn thiên tai trên Internet. Đây là lý do mà chúng ta thấy người của hội thánh rất tích cực chia sẻ trên Facebook những video, tin tức về tai nạn, về thiên tai, về chiến tranh. Họ được đào tạo và rất giỏi trong việc lấy mấy ví dụ về thiên tai, tai nạn rồi dùng cho mục đích truyền đạo. (Và sau đó họ sẽ bảo chỉ có đến Siôn mới được an toàn, mặc dù thực tế thì Siôn cũng chịu ảnh hưởng thiên tai như thường - một hội thánh ở New Zealand đã bị hư hại sau một trận động đất.)

Gây áp lực cho thành viên

Những thành viên của hội được dạy là không nên tìm hiểu và từ chối tất cả những lời chỉ trích liên quan đến hội thánh, bất kể nó là nó đúng. Họ sẽ từ chối tất cả lời chỉ trích và không bao giờ giải thích một cách chính xác về nó (quy hết về cho ma quỷ satan). Khi một người nào đấy chỉ ra những sự mâu thuẫn như là An Xang Hồng chưa từng nhận mình là Đức Chúa Trời, những câu ông viết mâu thuẫn với giáo lý hiện tại của hội thánh, hay cách họ thêm thắt, chắp vá lời kinh thánh, đưa nó ra khỏi ngữ cảnh. Các thành viên của hội sẽ chối quanh và sau đó lái bạn sang việc khác rất nhanh. Hội thánh còn biên soạn một cuốn sách “phương pháp đối ứng” để dạy các thành viên cách chống trả với những lời góp ý xung quanh. 
Sổ tay để đối phó với người thân xung quanh
Số tiền được đóng góp cho tổ chức này thường không được nói là sẽ sử dụng trong việc gì, một số thì được dùng cho duy trì hoạt động của họ còn lại là để “xây nhà trên trời”. Khi có ai thắc mắc, nhóm trưởng sẽ lại khéo léo nhắc rằng “phải tuân phục tuyệt đối lời mẹ” “hay thắc mắc như vậy thì mẹ không đẹp lòng đâu

Tất cả những chiến thuật này được dùng với nhau một cách rất hiệu quả để tránh việc thành viên tìm được một lối thoát nào khỏi hội tôn giáo đa cấp này. Điều này giải thích tại sao bạn bè hay người thân của bạn rất khó rời đi một khi đã tham gia, mặc dù có nhiều mâu thuẫn trong giáo lý, nhiều điều họ tuyên truyền bị chỉ trích, phản bác.

P/S: Xin cảm ơn độc giả DA đã dành thời gian dịch và biên tập bài viết gửi vể cho chúng tôi. Tin rằng với những nỗ lực của mọi người, hội tôn giáo đa cấp này sẽ sớm bị dẹp bỏ khỏi xã hội chúng ta. 

Featured Post

Văn hóa - Mục sư Nguyễn Duy Thắng lần đầu lên tiếng: "Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ là một nhóm tà giáo"

""Hội thánh của Đức Chúa Trời" phản đối các hoạt động tôn giáo cực đoan, như đập bát hương, bàn thờ tổ tiên, ly khai gia đìn...